Thanh niên Việt ngại kết hôn trước tuổi 30

Đại đa số giới trẻ sống tại các thành phố lớn, ngoài việc hàng ngày phải lao theo dòng chảy hối hả để bắt nhịp cuộc sống hiện đại còn phải đối diện với nhiều áp lực về tài chính và công việc. Nhiều người đang muốn quên và gần như trốn tránh những mối quan hệ truyền thống về hôn nhân.

Áp lực cuộc sống

Nhóm bạn trẻ đang làm việc tại một công ty ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, sau giờ đi làm họ còn phải tham gia học ngoại ngữ, kỹ năng sống và dành thời gian cho các bộ môn yoga, gym nên gần như về đến nhà đã tối và không còn muốn đi đâu nữa. Ở nhà xem phim hoặc lướt mạng nên không có thời gian hẹn hò.

Có lẽ đó cũng là suy nghĩ chung của các công chức trẻ, nhiều người cho rằng, có công việc ổn định là tuyệt vời rồi, tuy đồng lương ít hơn việc kinh doanh riêng lẻ nhưng ổn định. Tuy nhiên, chính họ cũng đồng tình đồng lương không nhiều nên đa số bạn trẻ đều chưa nghĩ đến việc phải lên kế hoạch lập gia đình. Vì một khi có gia đình, họ phải toan tính đến việc mua nhà, sắm sửa đồ đạc cho cuộc sống riêng và như vậy thì áp lực tài chính quá lớn, họ lo sẽ không vượt qua nổi.

Đó là chưa kể một phần lớn giới trẻ trí thức, sau khi tốt nghiệp còn muốn học đủ các văn bằng khác nhau để bổ sung kiến thức và mong mỏi có việc làm với mức lương tương xứng với bằng cấp. Ngọc Anh ở quận Ba Đình cho biết, cô và 3 người bạn thân đang tiếp tục học cao học, sau đó mới nghĩ đến chuyện sẽ quen với ai đó. Có thể 30 tuổi họ mới nghĩ đến chuyện sẽ tiến tới hôn nhân, nếu công việc tốt đẹp.

Ảnh minh họa

Khi được hỏi đến việc bao nhiêu tuổi các bạn sẽ lập gia đình, hầu như giới trẻ ngày nay đều cho rằng tuổi tác không quan trọng, quan trọng nhất là phải có sự nghiệp và cuộc sống tự do, hạnh phúc, ít có bạn trẻ nào thẳng thắn nêu rõ lý do về việc ngại… nghĩ đến hôn nhân ở độ tuổi mà lẽ ra họ nên nghĩ đến.

Nhìn nhận và phân tích rất thực tế ra, giới trẻ sợ kết hôn xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là không thích phải sống chung gia đình chồng. Không ít bạn trẻ sợ làm dâu, phải sống chung với gia đình nhiều thế hệ, phải chia sẻ tình yêu thương theo kiểu đồng đường, sợ mất khoảng trời tự do giữa hai người… Chính những suy nghĩ ấy khiến không ít bạn trẻ cứ dùng dằng mãi với quyết định tiến đến hôn nhân.

Kế đến, không ít bạn trẻ cho rằng mình chưa đủ điều kiện để cưới xin, dù tình yêu dường như đã chín rồi, khát khao chung sống cũng đã đầy nhưng việc chuẩn bị vốn để cưới vẫn còn nhiều áp lực… Tuy nhiên, có những nỗi sợ cưới không hẳn xuất phát từ điều kiện khách quan mà lại bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan của đối tượng. Mỗi lần đọc báo thấy nhiều cặp vợ chồng bỏ nhau, chia tay và rồi chia của nên không ít bạn đâm ra sợ cưới.

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận việc một số bạn trẻ thích yêu lơ lơ, lửng lửng và thậm chí không tin vào hôn nhân tốt đẹp. Việc đó dẫn đến quan niệm các bạn không hết lòng với đám cưới nên cứ chần chừ mãi.

Làn sóng “đơn thân”

Theo một khảo sát gần đây của Tổ chức dân số Hàn Quốc, một nửa số phụ nữ được khảo sát cho rằng họ muốn kết hôn sau tuổi 30. Số phụ nữ đồng ý không nên kết hôn trước tuổi 30 chiếm 28,2% và 25,5% nói có thể kết hôn ở tuổi 29. Có 95% phụ nữ trẻ chần chừ trước hôn nhân và 50% trong số họ cho rằng muốn được tự do thoải mái và tận hưởng cuộc sống độc thân trước khi bị trói buộc vào hôn nhân. Do đó, Hàn Quốc đang báo động vì vào năm 2030, số lượng công chức sống độc thân chiếm khoảng 38,1%.

Ở Mỹ, hiện chỉ khoảng 50% người trên 18 tuổi kết hôn, so với tỷ lệ 72% vào 10 năm trước. Tuổi kết hôn trung bình thời điểm này là 27 đối với nữ và 29 với nam, trong khi cách đây vài chục năm lần lượt là 23 và 26.

Ở Nhật, theo kết quả mới nhất của Viện Nghiên cứu quốc gia về dân số và an sinh xã hội, một trong bốn thanh niên chưa lập gia đình ở Nhật trong độ tuổi 30 đều không nghĩ đến việc sẽ sớm tìm bạn gái và kết hôn. Chính phủ Nhật đang tìm mọi cách khuyến khích giới trẻ kết hôn hoặc sống chung để tránh sự khủng hoảng dân số vào năm 2020. Các chuyên gia tâm lý của nước này cũng đồng ý rằng xu hướng sống độc thân đang phát triển vì giới trẻ đang chịu quá nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống.

ảnh minh họa

Còn ở Việt Nam, theo số liệu điều tra do Tổng cục Thống kê vừa công bố, tuổi kết hôn trung bình lần đầu ở cả nam và nữ thanh niên đều tăng nhẹ, nghĩa là kết hôn muộn hơn so với 10 năm qua. Tuổi kết hôn trung bình của nam hiện là 26,2 và 23 đối với nữ; so với năm 2005, độ tuổi này là 25,4 và 22,8. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng đưa ra dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 – 4,3 triệu phụ nữ, trong khi nam giới trong độ tuổi kết hôn sẽ “dư thừa”.Ngày 28/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 588/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”.

Trong số những nguyên nhân chính dẫn đến việc tại sao giới trẻ ngày nay ngại kết hôn sớm, có không ít tâm lý sợ hãi với hôn nhân và cũng không ít tâm lý tỏ vẻ không lo nhưng họ dửng dưng vì bị cuốn vào trào lưu sống đơn thân đang lan truyền trong giới trẻ . Điều này đáng báo động một cuộc khủng hoảng về dân số ở độ tuổi kết hôn.

Gấm HappyComm Tổng hợp

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.